Là loại ngói lợp được làm từ nhựa tổng hợp, có hình dáng như các loại ngói thông thường nhưng có màu trong suốt, ánh sáng có thể xuyên qua 90-95%. Loại ngói này thường được bố trí cho các khu vực cần chiếu sáng trong nhà như vườn, bếp, nơi làm việc, cửa sổ, sân nhà,….
Lợp ngói lấy sáng như lợp ngói chính, khoảng cách giữa 2 li tô phải đồng nhất cho cả mái ngói để đảm bảo các li tô song song với nhau, trừ li tô cuối. Để đảm bảo li tô đồng nhất có thể chia từ trên đỉnh mái xuống, những hàng thừa nên dồn vào các đoạn khuất hoặc vị trí cuối hàng. Khoảng cách li tô nên từ 32-34 cm để mái thoát nước nhanh, tránh ứ động hay bị tạt ngược khi gió to, mưa bão.
Để tránh tình trạng dột, thấm nước khi trời mưa nên lưu ý độ dốc của mái phải lớn hơn 22 độ. Với những ngôi nhà ở vùng cao nguyên, gần biển thì nên làm mái có độ dốc từ 40-45 độ.
Khi lợp mái ngói chính là ngói sóng lớn thì ngói lấy sáng cũng phải là ngói sóng lớn. Ngược lại nếu ngói chính là ngói sóng nhỏ thì ngói lấy sáng cũng vậy. Việc làm này sẽ đảm bảo độ đồng đều, chắc chắn và tính thẩm mỹ cho phần mái ngói.
Ngoài ra khi lợp mái ngói lấy sáng các bạn cần chú ý sử dụng vít bắt cố định các viên ngói để tránh bị bay, rời rạc khi gặp gió lớn. Lợp ngói cũng nên chú ý đến hướng lấy sáng phù hợp cho thiết kế, phong thủy của ngôi nhà. Đặc biệt, cần bảo trì và vệ sinh ngói lấy sáng để đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ cho không gian.
- Khảo sát địa hình, vị trí trước khi lắp lợp mái ngói lấy sáng.
- Tiến hành đo đạc, tính toán kích thước, số lượng ngói lấy sáng cần sử dụng.
- Lắp mái ngói vào vị trí cần thiết, đảm bảo khoảng cách giữa các li tô, sau đó bắt vít cố định ngói.
- Kiểm tra tổng thể và vệ sinh toàn bộ mái công trình